đất bình dương, bán đất bình dương giá gốc, trang mua bán đất bình dương giá rẻ, nhà đất tại bình dương
Cũng như hầu hết các địa phương thuộc lưu vực sông Phước Long (nay là sông Đồng Nai) và sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn), vùng đất nay là Đất Bình Dương cho đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vẫn còn là vùng đất hoang dã, rừng rậm lan tràn. Lý do là vì lúc bấy giờ trên vùng đất mênh mông này mới chỉ có một ít cư dân thuộc các thành phần dân tộc: Stiêng, Châu-ro, Châu-mạ, Mơ-nông, Khơ me sinh sống. Các dân tộc vừa dân số ít ỏi, vừa có kỹ thuật sản xuất thấp kém, họ sống chủ yếu nhờ vào phá rừng làm nương, tỉa lúa theo phương thức du canh du cư, kết hợp với hái lượm và săn bắt, sống rải rác đây đó theo từng buôn, sóc cách xa nhau, cho nên ngoại trừ một vài vùng đất cao ở bìa rừng và một số gò đồi, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm chưa hề được khai phá. Chính vì lẽ đó mà cho đến giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn vẫn ghi nhận trong sách Phủ biên tạp lục của ông cho rằng: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp (Soài Rạp), Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”.
Cũng như hầu hết các địa phương thuộc lưu vực sông Phước Long (nay là sông Đồng Nai) và sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn), vùng đất nay là Đất Bình Dương cho đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vẫn còn là vùng đất hoang dã, rừng rậm lan tràn. Lý do là vì lúc bấy giờ trên vùng đất mênh mông này mới chỉ có một ít cư dân thuộc các thành phần dân tộc: Stiêng, Châu-ro, Châu-mạ, Mơ-nông, Khơ me sinh sống. Các dân tộc vừa dân số ít ỏi, vừa có kỹ thuật sản xuất thấp kém, họ sống chủ yếu nhờ vào phá rừng làm nương, tỉa lúa theo phương thức du canh du cư, kết hợp với hái lượm và săn bắt, sống rải rác đây đó theo từng buôn, sóc cách xa nhau, cho nên ngoại trừ một vài vùng đất cao ở bìa rừng và một số gò đồi, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm chưa hề được khai phá. Chính vì lẽ đó mà cho đến giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn vẫn ghi nhận trong sách Phủ biên tạp lục của ông cho rằng: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp (Soài Rạp), Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”.
Vùng đất Đồng Nai, Gia Định hầu như hoang vắng vào cuối thế kỷ XVI thì bỗng trở nên sôi động từ đầu thế kỷ XVII, sự xuất hiện của lớp cư dân mới - lưu dân người Việt từ miền Thuận Quảng nhập cư vào. Đây là số nông dân nghèo không chịu nổi sự vơ vét, bóc lột của nhà nước phong kiến Nguyễn và bọn địa chủ cường hào, cũng như cảnh sống cơ cực, lầm than, chết chóc do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn gây ra. Đây toàn là những người mất tội “Nghịch mạng triều đình” mà phải bị lưu đày đến đây, những người vì trốn tránh sưu thuế, binh dịch phải chạy vào đây tìm chốn nương thân. Theo chân người Việt vào những thập kỷ cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa “Phản Thanh Phục Minh” cũng được Chúa Nguyễn cho lánh nạn vào đây sinh sống.
Số lưu dân người Việt khi vào tới đất Đồng Nai, Gia Định thì địa điểm dừng chân đầu tiên của họ, theo sử cũ “Gia Định thành thông chí” là vùng Mỗi Xuy (còn gọi là Mô Xoài) - Bà Rịa vì đây là đất địa đầu nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình Thuận vào Nam, lại ở giáp biển. Rồi từ Mô Xoài - Bà Rịa, họ tiến dần lên Đồng Nai (Biên Hòa) với các điểm định cư sớm nhất là: Bà Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, An Hòa, Long Thành, Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, Cù Lao Tân Chánh, Cù Lao Ngô, Cù Lao Tân Triều… Cũng có một bộ phận lưu dân vào cửa Cần Giờ, ngược sông Bình Phước (sông Lòng Tàu) lên vùng Sài Gòn – Bến Nghé và vùng ngày nay là huyện Thuận An và huyện Bến Cát. Đất Bình Dương
Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt vào đất Đồng Nai - Sài Gòn đã diễn ra liên tục trong suốt thế kỷ XVII và đến cuối thế kỷ này thì dân số đã hơn 40.000 hộ, phân bố gần như khắp vùng mặc dù mật độ dân cư còn tương đối thấp. Đó chính là cơ sở xã hội để vào mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu quyết định phái Thống suất Chưởng Cơ lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào “kinh lược” (tức là thiết lập hệ thống quản lý hành chính vùng này) “lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” (Trịnh Hoài Đức, “Gia Định thành thông chí”).
Sau khi thiết lập chính quyền, Nguyễn Hữu Cảnh lập tức chiêu mộ những lưu dân từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vô Nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã. thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh điền và lập hộ tịch đinh điền.
Khi mới lập, dinh Trấn Biên lãnh thổ một huyện Phước Long gồm 4 tổng là Tân Chánh (sau đổi thành Phước Chánh), Bình An, Long Thành và Phước An. Địa phận tổng Bình An lúc bấy giờ là địa phận hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước ngày nay. Địa phận tỉnh Bình Dương ngày nay nằm ở phần đất phía dưới của tổng Bình An. Đất vùng này nhờ có hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu nên thích hợp với việc trồng cây lương thực, các loại cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt, vùng đất phù sa cổ dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai rất thích hợp với nhiều loại cây ăn trái đặc sản. Ngoài ra, lượng mưa ở vùng này tương đối điều hòa nên hầu hết các loại cây trồng đều phát triển nhanh. Chính vì môi trường tự nhiên của đất Bình An khá thuận lợi cho cuộc sống con người, cho nên đây cũng là nơi sớm thu hút lưu dân đến sinh cư lập nghiệp. Thời kỳ ban đầu, lưu dân người Việt, người Hoa sống chủ yếu ở ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, càng về sau, dân số càng phát triển do sinh đẻ tự nhiên và do di dân bổ sung nên họ mở rộng địa bàn cư trú và khai thác về phía Bắc.
Kết quả là chỉ trong vòng một thế kỷ - từ sau ngày Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược (1698), vùng đất này có bước phát triển khá nhanh về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy mà năm 1808, triều Nguyễn đã quyết định nâng huyện lên phủ, nâng tổng lên huyện “xét đất rộng hẹp, dân nhiều ít, cứ theo địa thế liên lạc nhau mà chia đều, lại đặt thêm tổng đều lập giới hạn”. Theo quyết định này, tổng Bình An được nâng lên huyện Bình An gồm 2 tổng (Bình Chánh, An Thủy) với 119 xã, thôn, phường, ấp, điểm.
Ở đây cần nói rõ một điều là vào thời điểm đạc điền lập địa bạ năm 1836, Biên Hòa thuộc diện đất rộng người thưa trong tổng số 31 tỉnh của cả nước lúc đó. Năm 1840, cả nước có 4.063.892 mẫu ruộng đất, Biên Hòa chỉ có 13.420 mẫu ruộng đất canh tác, chiếm 0,31%; năm 1847, cả nước có 1.024,388 suất đinh, Biên Hòa mới có 16.949 suất đinh, chiếm tỉ lệ 1,65%. Đó là sự thật, vì Đồng Nai – Biên Hòa tuy là nơi lưu dân đến sinh cư lập nghiệp sớm nhất, nhưng vì đất đai ở đây khó khai khẩn (rừng rậm, đất đồi bazan chỉ thích hợp với loại cây công nghiệp dài ngày như cao su chẳng hạn) so với trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ. Nhưng đó là xét chung tỉnh Biên Hòa so sánh với các địa phương khác trong cả nước còn nếu chỉ xét riêng huyện Bình An thì tình hình không phải như vậy, trong số bốn huyện của tỉnh Biên Hòa, Bình An là huyện có số diện tích thực canh lớn nhất.
Đơn vị: mẫu, sào, thước Tây (Đất Bình Dương)
STT |
Huyện
|
Diện tích đo đạc
|
Diện tích thực canh
|
1
2
3
4
|
Bình An
Phước Chánh
Long Thành
Phước An
|
6723.1.5.6
3435.7.3.7
2425.0.2.7
1729.4.3.3
|
6119.6.14.4
3279.9.14.9
2329.1.9.0
1698.2.13.2
|
(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu, nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn-Biên Hòa. Nxb. TP HCM, 1994.)
Và trong đó, diện tích thực canh, nếu tính riêng diện tích làm ruộng (điền canh) và diện tích làm hoa màu (thổ canh) thì Bình An cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Về diện tích làm ruộng, toàn tỉnh Biên Hòa có 11.109m8s14th7t thì riêng Bình An có tới 5.494m4s2th7t, chiếm 49,46%;
Về diện tích trồng hoa màu (thổ canh), toàn tỉnh Biên Hòa có 2.317m2s6th8t thì riêng huyện Bình An có tới 589m5s4th8t, chiếm 26,10%, hoa màu trồng ở đây chủ yếu là khoai, đậu, đậu phụng, phiên lê (?).
Về phương thức canh tác ruộng lúa ở Biên Hòa nói chung, huyện Bình An nói riêng, Trịnh Hoài Đức cho biết ruộng lúa lúc bấy giờ chia làm hai loại sơn điền và thảo điền. Sơn điền (ruộng cao), lúc bắt đầu khai khẩn thì đốn chặt cây cối, đợi cho khô đốt làm phân tro, khi mưa xuống trồng lúa, không cần cày bừa, dùng lực ít mà được bội lợi, trong ba năm, bốn năm thì đổi làm chỗ khác… lại có chỗ nguyên ruộng thấp (thảo điền) mà nghiệp chủ trưng dụng làm sơn điền, lâu đã thành thục thì cày bừa cũng như thảo điền (ruộng thấp ướt, cỏ mọc). Thảo điền là ruộng lùng lác bùn lầy, lúc nắng khô nứt nẻ như vẻ mu rùa, có hang hố sâu lớn, đợi có nước mưa đầy đủ đầm thấm, nhiên hậu mới hạ canh, mà trâu cày phải lựa con nào có sức mạnh, móng chân cao mới kéo cày được, nếu không vậy thì ngã ngập trong bùn lầy, không đứng dậy nổi. Ruộng cày trâu ở Phiên An, Biên Hòa một hộc lúa giống thu hoạch được 100 hộc.
Ruộng lúa ở Biên Hòa nói chung, Bình An nói riêng còn được chia làm ba loại theo thời vụ, ruộng sớm : tháng 5 gieo mạ, tháng 6 cấy, tháng 9 gặt; ruộng muộn : tháng 6 gieo mạ tháng 7 cấy, tháng 11 gặt; trong huyện Bình An, tổng Bình Chánh có ruộng sớm, tổng An Thủy có cả ruộng sớm lẫn ruộng muộn.
Trên đây là những thành quả về mặt khai khẩn và lĩnh vực kinh tế nói chung.
Trên lĩnh vực xã hội, Bình An là nơi có dân số tăng nhanh so với các huyện khác trong tỉnh Biên Hòa. Sử liệu không ghi lại dân số từng huyện, nhưng ta có thể tìm hiểu vấn đề này qua diện tích đất ở. Theo số liệu có được thông qua cuộc đạc điền năm 1836, diện tích đất ở của toàn trấn Biên Hòa là 686 mẫu 2 sào 9 thước 7 tấc (chiếm 4,86% tổng diện tích đất sử dụng) thì riêng Bình An đã có tới 543 mẫu 9 sào 2 thước 3 tấc, chiếm 79,26% đất ở của toàn tỉnh Biên Hòa.
Như vậy, qua các số liệu trên, ta thấy Bình An là nơi có tốc độ khai phá nhanh nhất và quy mô khai phá sớm nhất so với toàn trấn Biên Hòa trong thời kỳ khai phá thuộc hai thế kỷ XVII, XVIII. Đó chính là tiền đề vững chắc cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo của vùng đất giàu tiềm năng này.
Đất Bình Dương
Đất Bình Dương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét